CÁC CÔNG TÁC BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TRUNG THẾ
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Thu thập tài liệu liên quan đến đối tượng:
- Tài liệu mô tả chi tiết, biên bản thí nghiệm xuất xưởng, định kỳ, đại tu. Các tài liệu này được nhận từ: nhà cấp hàng, chủ quản lý, chủ đầu tư, mình đang có.
- Tiêu chuẩn đánh giá đối tượng: tiêu chuẩn nhà san̉ xuất, tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn của nghành. Các tài liệu được lấy từ nhà cấp hàng, mình đang có.
- Xác định xem đối tượng có bao nhiêu hạng mục, Cần các thiết bị loại gì, các dụng cụ hổ trợ như: vật liệu vệ sinh đối tượng, dụng cụ tháo lắp đối tượng (cờle, các khoá (tiếp)) vv…
- Cần bao nhiêu nhân sự, trình độ chuyên môn.
II. CÔNG TÁC BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG:
a/ Chuẩn bị hiện trường:
- Nhận hiện trường công tác,
- Bố trí cồn, giẻ lau và các thiết bị cần thiết,
- Thực hiện các biện pháp an toàn: giăng dây, đặt rào chắn, treo các biển báo an toàn, cử người giám sát các người không có nhiệm vụ công tác.
b/ Tiến hành bảo dưỡng:
- Có thể thực hiện các hạng mục theo một trình tự nào đó hoặc tùy theo tình hình thiết bị thí nghiệm có không theo một trình tự nào.
- Xác định các thiết bị bất thường, thông báo cho người chỉ huy công việc.
- Khi bắt đầu tiến hành công việc cần thông báo cho người giám sát biết.
- Vệ sinh sạch các thiết bị, siết ốc các kết nối về điện và giá đỡ thiết bị.
- Ghi nhận các bất thường của các thiết bị
1. Recloser:
- Vỏ máy có bị rỉ sét, thân máy có bị nghiêng không.
- Tủ điều khiển: Vỏ và khóa có bị rỉ sét, các joint còn kín không, tình trạng bên trong tủ, các board mạch có côn trùng hay bị ẩm mốc.
- Các bộ nguồn AC, DC cung cấp cho recloser còn hoạt động bình thường không.
- Cable nhất thứ và bộ dây điều khiển: Dây có bị đứt, vỏ có bị tróc, mối nối và vị trí tiếp xúc có chắc chắn hay bị cháy nám không.
- Đầu cosse: Còn bắt chắc chắn hoặc có bị cháy nám không.
- Bộ chỉ thi vị trí đóng cắt: Có đúng vị trí không.
- MBA cấp nguồn có bị bẩn, nám hoặc rỉ sét không.
- Hệ thống tiếp địa: Dây có bị đứt, cọc đất có bị rỉ sét không.
- Các kết cấu như: trụ có bị nghiêng, giá đỡ có bị rỉ sét hay biến dạng không.
- Kiểm tra tìm ra các hiện tượng phóng điện, tiếp xúc không tốt của recloser
- Kiểm tra nhật ký, phân tích tình trạng đóng cắt sự cố điện.
- Kiểm tra, thử nghiệm lại hoạt động đóng, cắt xem có phù hợp với giá trị cài đặt.
2. Sứ cách điện:
- Kiểm tra ghi nhãn: Nhãn ghi phải dễ đọc, bền. Trên nhãn có đầy đủ thông tin: Nhà sản xuất, năm sản xuất, Điện áp định mức.
- Quan sát tổng thể thiết bị: Xem xét tình trạng sứ có nứt vỡ, hoặc biến dạng về màu sắc hay không
- Sứ cách điện sứ có bị bẩn, nứt, bể hoặc bị phóng điện không.
- Kiểm tra bề mặt sứ, các kết cấu đi kèm
3. Chống sét VAN (LA):
- Tình trạng sứ CSV có bị rạn nứt, bể, có hiện tượng phóng điện bề mặt không?
- Tình trạng dây tiếp địa có bị tưa, đứt không?
- Tình trạng hoạt động của bộ đếm sét, đồng hồ kiểm tra dòng rò có bình thường không?
- Kiểm tra phần trụ đỡ CSV được lắp đặt chắc chắn, có hồ sơ nghiệm thu.
- Lắp đặt các chi tiết của thiết bị phải đúng thiết kế.
- Kiểm tra các bu lông liên kết phải chắc chắn.
- Kiển tra bề mặt sứ, composite của CSV phải nhẵn, không có hiện tượng nứt, vỡ, khuyết tật.
- Kiểm tra sự làm việc của thiết bị đo dòng rò.
- Đầu cuối của CSV phải được đấu nối chắc chắn với hệ thống tiếp địa.
- Kiểm tra bảng thông số trên CSV phải rõ ràng, đầy đủ các thông tin.
- Vệ sinh CSV và vệ sinh các điểm tiếp xúc.
4. LBFCO/ FCO:
- Kiểm tra ghi nhãn: Nhãn ghi phải dễ đọc, bền. Trên nhãn cầu chì phải ghi đầy đủ thông tin: Nhà sản xuất, năm sản xuất; Điện áp định mức, Nước sản xuất, Mã hiệu sản phẩm, Loại.
- Đối với cầu chì có vật liệu cách điện bằng sứ: Quan sát tổng thể thiết bị, Xem xét tình trạng sứ xem có các biến dạng, nứt vỡ, biến dạng màu hay không.
- Sứ, ống chì, tiếp địa giá đỡ
5. Cáp điện trung thế:
- Kiểm tra vật liệu cách điện: cách điện là loại gì: dầu, giấy tẩm dầu, polyetylen khâu mạch (XLPE), vv.
- Kiểm tra tiếp nhận là nhằm xem xét cáp và phụ kiện cáp phù hợp với các công bố của nhà chế tạo.
Việc kiểm tra gồm các thông tin sau:
- Nhãn mác cáp, tình trạng cáp, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại cáp, biên bản thí nghiệm xuất xưởng v.v.
- Các thông số kỹ thuật liên quan như: điện áp sử dụng, điện môi sử dụng làm cách điện chính cho cáp, tiết diện, chiều dài, độ dày cách điện v.v.
- Xem xét điều kiện môi trường thí nghiệm như: tình trạng thời tiết, nhiệt độ môi trường,độ ẩm v.v.
- Xem xét tình trạng của cáp như: vị trí lắp đặt sử dụng, thí nghiệm trước lắp đặt hay nghiệm thu, định kỳ bảo dưỡng, sau sự cố v.v.
- Xem xét sự toàn vẹn của cáp cũng như các phụ kiện cáp trong lắp đặt, vận hành bảo dưỡng.
Tất cả các thông tin nhằm cung cấp số liệu kiểm soát về sau trong quá trình vận hành.
6. Tủ điện trung thế (RMU):
- Kiểm tra bằng cách quan sát: không có sự hư hỏng do cơ học, do phóng điện và ăn mòn; MC phải còn nguyên vẹn; các cực nối chắc chắn, không nứt vỡ; bộ truyền động phải nguyên vẹn và hoạt động tốt....
- Không có hiện tượng kẹt cơ khí , cong các thanh giằng ở bộ truyền động.
- Các đầu bắt bulông , đai ốc phải chặt, không bị han rỉ.
- Kiểm tra sự rạn nứt của các tấm phít ngăn cách giữa 3 pha của các thiết bị.
Kiểm tra hồ sơ của MC:
- Các hướng dẫn về vận hành, sử dụng;
- Các sơ đồ và các chi tiết, phụ kiện cần cho việc bảo trì, bảo dưỡng;
- Các hướng dẫn đặc biệt của MC (nếu có).
- Tình trạng sứ
- Tủ truyền động
- Các chỉ thị
- Sự cân bằng của giá đỡ chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới hay khi cần thiết
- Kiểm tra áp áp lực khí bão dưỡng chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới
- Kiểm tra sơ đồ đấu dây có đúng với thiết kế của nhà chế tạo chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới hay khi cần thiết.
- Kiểm tra cách điện của mạch điều khiển, cuộn cắt cuộn đóng, mô tơ tích năng hoặc cuộn đóng điện từ.
- Kiểm tra thời gian tích năng của lò xo ở điện áp định mức chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới.
- Đối với với máy cắt truyền động bằng khí nén (có áp lực) cần kiểm tra hệ thống khí nén
- Kiểm tra hoạt động đóng cắt bằng cơ khí
- Kiểm tra hoạt động đóng cắt bằng điện
- Kiểm tra hoạt động của mạch chống giã giò đi kèm trong tủ truyền động
- Kiểm tra hoạt động đóng cắt theo các chu trình: Cắt –Đóng, Đóng –Cắt, Cắt –Đóng- cắt
- Kiểm tra hoạt động của một số chức năng khác: sấy, các tiếp phụ của máy cắt v.v
7. Relay bảo vệ:
- Kiểm tra sơ đồ đấu nối có liên quan: Mạch dòng, mạch áp, các mạch input, output và chức năng bảo vệ của rơ le trong sơ đồ tổng thể.
- Kiểm tra mạch đấu nối giữa hợp bộ thí nghiệm và relay đúng trước khi tiến hành bơm tín hiệu dòng, áp.
- Mắc sơ đồ cụ thể cho từng rơ le (Xem bản vẽ đấu nối và hướng dẫn sử dụng của rơ le).
- Cấp nguồn DC cho rơ le qua thiết bị hợp bộ (nếu ngắt hoàn toàn rơ le với hệ thống trạm).
- Đấu nối dây mạch dòng và mạch áp vào rơ le (lưu ý phải cách ly và nối tắt CT, hở mạch VT của hệ thống trước khi thí nghiệm)
- Đấu nối dây BO làm chức năng TRIP của rơ le vào cổng BI của thiết bị hợp bộ.
- Đấu nối dây BI của thiết bị hợp bộ vào cổng BI của rơ le khi thí nghiệm các chức năng bảo vệ cần các điều kiện logic.
- Kiểm tra thông số cài đặt trên rơ le hoặc qua máy tính có kết nối rơ le. Nếu rơ le chưa cài đặt thông số, phải cài thông số theo đúng bảng setting do Trung tâm điều độ ban hành.
- Lưu lại thông số cài đặt trên rơ le vào máy tính trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Kiểm tra bản ghi sự kiện, ghi sự cố và ghi nhiễu trên rơ le, lưu lại vào máy tính đề phòng bị xóa trong quá trình thí nghiệm.
- Kiểm tra đèn LED và tình trạng báo lỗi trên rơ le nếu có.
- Cài đặt 1 đèn LED phía trước rơ le ứng với chức năng cần thí nghiệm để tiện việc kiểm tra trong quá trình thí nghiệm.
- Với rơ le Toshiba, nên sử dụng các cổng BO phụ phía trước rơ le để tránh việc can thiệp vào thông số rơ le trong quá trình thí nghiệm.
- Ghi nhận thông số kỹ thuật và thông số cài đặt rơ le vào biên bản thí nghiệm.
8. Máy biến áp:
- Kiểm tra hồ sơ của MBA:
- Các hướng dẫn về vận hành, sử dụng;
- Các sơ đồ và các chi tiết, phụ kiện cần cho việc thử nghiệm;
- Các hướng dẫn đặc biệt của MBA (nếu có).
- Kiểm tra bằng cách quan sát: không có sự hư hỏng do cơ học, do phóng điện và ăn mòn; MBA phải còn nguyên vẹn; các cực nối chắc chắn, không nứt vỡ; mức dầu MBA nằm trong giới hạn cho phép...
- Sứ đầu vào: có bị nứt, bị vỡ
- Rơ le hơi: Phao có bị chìm, rỉ dầu
- Ống phòng nổ (rơ le phòng nổ)
- Bộ chuyển nấc phân thế
- Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ
- Mức dầu thùng dầu phụ
- Bộ hút ẩm silicagen của Máy biến áp
- Nối đất vỏ máy
- Cánh tản nhiệt, các tên pha v.v.v
9. Đo điện trở tiếp địa hệ thống:
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa trạm, điện trở các cọc tiếp điện, tăng cường nếu không đạt trị số theo quy định.
III. BÁO CÁO CÔNG TÁC:
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.