QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG
Công trường xây dựng là một trong những địa điểm sử dụng điện nhiều nhất với số lượng nhân công đông đảo sớm tối làm việc nhằm mục đích để đảm bảo tiến độ, thời hạn làm việc cho chủ đầu tư. Nơi đây cũng là nơi gây ra không ít các sự cố tai nạn lao động vì bất cẩn không chỉ là về lao động mà còn về mạng lười điện sơ xài khi xây dựng.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 16/2021/TT-BXD
Tuân thủ quy định của các QCVN về an toàn và kỹ thuật điện, bao gồm:
QCVN 01:2020/BCT,
QCVN QTĐ 5:2009/BCT,
QCVN QTĐ 6:2009/BCT,
QCVN QTĐ 7:2009/BCT,
QCVN QTĐ 8:2010/BCT,
Quy phạm Trang bị điện ngày 11/7/2006 và các quy định khác liên quan đến thiết bị điện, PTBVCN, PCCC nêu tại quy chuẩn này.
Công tác giám sát thi công điện là một hoạt động nằm trong một chuỗi các hoạt động khác của quá trình thực hiện dự án lắp đặt thi công hệ thống điện và nó đóng vai trò rất quan trọng.
I. Thế nào là thi công giám sát điện công trình?
- Giám sát công trình (Construction Supervison) là người đảm nhận vị trí chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công điện tại công trình. Cần phải đảm bảo khối lượng – chất lượng theo bảng thiết kế được duyệt bởi chủ đầu tư. Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng như các vấn đề về vệ sinh môi trường và an toàn lao động, tiến độ thi công xây dựng.
- Thường thì vị trí thi công giám sát công trình sẽ do kỹ sư thiết kế lắp đặt có kinh nghiệm phụ trách. Như vậy có thể đảm bảo ngăn chặn những chí phí ngoài dự tính. Cũng như các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công.
II. Thế nào là thi công giám sát điện công trình?
Việc thi công và giám sát điện công trình cần đảm bảo yếu tố gì?
Việc giám sát thi công lắp đặt hệ thống điện công trình phải bảo đảm các yếu tố sau:
- Thực hiện tốt công việc giám sát trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công lắp đặt. Kể cả thời gian thực hiện và đến khi hoàn thành và nghiệm thu lại hệ thống cơ điện công trình đã thi công.
- Dựa vào bảng thiết kế đã duyệt mà phải đảm bảo việc thi công điện công trình. Quy định về quản lý, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu lắp đặt,…
- Và đặc biệt là phải trung thực, khách quan và không vu lợi cho bản thân.
III. Các bước trong quy trình giám sát thi công điện
Trước khi bắt đầu và trong quá trình thi công, lắp đặt hệ thống điện, người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện đầy đủ các quy định ĐBAT có liên quan đến các công việc thi công
Theo tiểu mục 2.16 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD như sau:
Tất cả các hệ thống điện (bao gồm thiết bị điện, đường dây dẫn điện, các phụ kiện) và các công việc có liên quan trên công trường, công trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực, ATVSLĐ, pháp luật chuyên ngành khác có liên quan và các quy định dưới đây.
Các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm định, nghiệm thu, quản lý, sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo trì và tháo dỡ (nếu có) đối với hệ thống điện phải:
Được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật (nếu có quy định);
Trong quá trình thi công lắp đặt, quy trình giám sát thi công điện bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ trong thiết kế
- Đây là bước đầu tiên, cũng là bước được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong công tác tư vấn cũng như giám sát công trình.
- Người chịu trách nhiệm tư vấn, giám sát công trình cần phải tiến hành kiểm tra, khảo sát công trình để đánh giá chất lượng thiết kế thi công, có vậy mới giảm thiểu được tình trạng thiếu sót và đem lại biện pháp hiệu quả cho công trình.
Bước 2: lắp đặt kế hoạch triển khai và giám sát quá trình thi công
- Người thực hiện công tác tư vấn, giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát và căn cứ vào hồ sơ thiết kế kết hợp cùng các tiêu chuẩn nước ta hiện hành để lập ra các kê hoạch công tác cụ thể, đảm bảo quá trình tư vấn giám sát đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công
- Đây là một phần trong việc kiểm tra toàn bộ hồ sơ thuộc phần thiết kế của công trình trong từng hạng mục riêng biệt giúp đảm bảo được toàn bộ quá trình diễn ra đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng tốt nhất.
Bước 4: Giám sát theo từng hạng mục lắp đặt
- Kỹ sư tư vấn giám sát thi công đòi hỏi cần giám sát thật chặt chẽ từng hạng mục thi công và kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu trong quá trình lắp đặt.
- Ngoài ra, việc này còn giúp kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót kịp thời, đưa ra các biện pháp xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
- Kiểm tra thật kỹ lưỡng cùng với quá trình nghiệm thu cho từng loại nguyên vật liệu lắp đặt điện, máy móc và kỹ thuật viên trong quá trình thi công.
Quy trình giám sát thi công phần điện từng hạng mục
IV. Quy trình giám sát thi công phần điện từng hạng mục
5.1 Giám sát công tác lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện.
5.2 Giám sát công tác lắp đặt cáp điện
5.3 Giám sát công tác lắp đặt tủ điện, bảng điện
5.4 Giám sát công tác lắp đặt các thiết bị điện
5.5 Giám sát thực hiện công tác lắp đặt đầu nối kiểm tra
Bảng mô tả việc thi công giám sát điện công trình
Nhiệm vụ chính của giám sát công trình |
Công việc cụ thể của thi công giám sát |
Giám sát hoạt động thi công điện công trình |
• Trực tiếp giám sát các hoạt động thi công tại công trường thường xuyên. |
Giám sát quá trình làm việc |
• Kiểm tra thật kỹ bản vẽ thiết kế chi tiết hệ thống cơ điện của công trình |
Phối hợp nghiệm thu lại toàn bộ hệ thống điện công trình |
• Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình |
Công việc khác |
• Quản lí hồ sơ chất lượng của công trình được giao |
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.