Thử nghiệm Contactor – TN/QT-23

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM
Holine:
0867776245 - 0932369799
Thử nghiệm Contactor – TN/QT-23
Ngày đăng: 23/06/2023 06:26 PM

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM CONTACTOR

I. Phạm vi điều chỉnh
Phương pháp thử nghiệm Contactor ở chế độ ban đầu, định kỳ hoặc sau sửa chữa nhằm đảm bảo độ chính xác, tin cậy của thiết bị, đảm bảo an toàn cho con người và trang thiết bị. Hướng dẫn này đưa các yêu cầu cụ thể về điều kiện và nội dung thử nghiệm cho các Contactor vận hành trên các lưới điện có điện áp định mức đến 1000V, tần số 50&60 Hz.

 

II. Đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng thí nghiệm cho Contactor điện áp AC, sử dụng với mục đich khác nhau như: sử dụng đóng cắt, sử dụng trong bộ khởi động... có điện áp không quá 1000VAC hoặc 1500VDC.

 

III. Giải thích từ ngữ
a.Thử nghiệm mới: Là thử nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện lần đầu trước khi đóng điện nghiệm thu đưa vào sử dụng;
b.Thử nghiệm định kỳ: Là thử nghiệm thiết bị điện sau một khoảng thời gian vận hành theo quy định nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị điện để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của thiết bị điện suy giảm;
c.Thử nghiệm sau sửa chữa: Là thử nghiệm thiết bị điện sau khi được sửa chữa nhằm đánh giá chất lượng của thiết bị điện để đảm bảo đã khắc phục xong sự cố và thiết bị sẵn sàng vận hành trở lại;

 

IV. Tài liệu tham khảo
1.QCVN: QTĐ 08: 2010/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện hạ thế.
2.IEC 947-1: Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Các quy định tổng quát.
3.IEC 947-4-1: Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4: Công tắc từ và các bộ khởi động từ dùng cho động cơ.
4.IEC 947-4-1: Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp – Tiết 1: Công tắc cơ điện và khởi động từ.
5.TCVN 3623-81 Khí cụ chuyển mạch điện áp đến 1000V- yêu cầu kỹ thuật chung.
6.TCVN 4160-90 Khởi động từ làm việc ở điện áp đến 1000V – yêu cầu kỹ thuật chung.
7.TCVN 6592-4-1: 2001 Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp. Phần 4 contactor và bộ khởi động động cơ. Mục 1 contactor và bộ khởi động kiểu điện-cơ.
8.TCVN 6592-1: 2001 Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp. Phần 1: quy tắc chung.

 

V. Quy định chung
a. Contactor được thử nghiệm:
- Phải được cách ly, cô lập hoàn toàn về nguồn điện trước khi tiến hành thử nghiệm;
- Đối tượng thử nghiệm phải hợp bộ, có đầy đủ nhãn mác, ghi rõ đầy đủ thông số kỹ thuật của đối tượng như: Điện áp, dòng điện định mức, NSX, thời gian sản xuất…
- Các Contactor được vệ sinh sạch sẽ và khô và được cach ly khỏi mọi nguồn điện cấp tới.
- Contactor trong thử nghiệm phải được lắp đặt hoàn chỉnh trên giá đỡ của chính nó hoặc trên giá đỡ tương đương.
b. Thử nghiệm viên:
- Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn;
- Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng và nắm vững các đặc tính kỹ thuật của từng đối tượng thử nghiệm cụ thể;
- Đã được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu công việc của đơn vị.
c. Phương tiện thử nghiệm:
- Các phương tiện thử nghiệm phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực về thời gian hiệu chuẩn;
- Các phương tiện thử nghiệm phải có hướng dẫn vận hành cụ thể kèm theo đã được Công ty ban hành.
d. Môi trường và điều kiện thử nghiệm:
e. Biện pháp an toàn:

 

VI. Hướng dẫn thử nghiệm
Chỉ thực hiện các phép thử nghiệm khi các quy định trong Khoản 5 được thỏa mãn. Bao gồm các bước như sau:
a. Kiểm tra bên ngoài:
- Kiểm tra hồ sơ của Contactor: 
- Kiểm tra bằng cách quan sát: không có sự hư hỏng do cơ học, do phóng điện và ăn mòn; Contactor phải còn nguyên vẹn; các cực nối chắc chắn, không nứt vỡ; bộ truyền động phải nguyên vẹn và hoạt động tốt....
- Contactor làm việc không tải và được cách ly mọi nguồn điện cấp tới.
b. Đo điện trở cách điện:
- Đánh giá tình trạng cách điện chính của thiết bị, cách điện giữa tiếp điểm chính với nhau với vỏ và cuộn dây hút với các phần không mang điện khác.
- Thiết lập sơ đồ đo điện trở cách điện Contactor theo sơ đồ sau:

 


Hình 1- Đo điện trở cách điện bằng Megaommet

- Tiến hành thử nghiệm:
c. Thử nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp:
- Thiết lập sơ đồ thử nghiệm:
 


Hình 2- Sơ đồ thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp

- Tiến hành thử nghiệm:

Bảng 1. Giá trị điện áp thí nghiệm tăng cao tần số công nghiệp


d. Thử nghiệm điện áp làm việc (tác động) của Contactor:
- Thử nghiệm này nhằm kiểm tra sự tác động ( đóng, mở) các tiếp điểm khi đóng hoặc cắt, bằng từ do lực hút của cuộn dây sinh ra ở mức điện áp tối thiểu. Đồng thời cũng xem xét sự chắc chắn phần cơ khí không khuyết tật hay hư hỏng bất thường.
- Sơ đồ thí nghiệm:

Hình 3 - Sơ đồ thử nghiệm điện áp tác động

- Tiến hành thử nghiệm
+ Các bước thực hiện đo điện áp tác động (đóng)
+ Điện áp nhả (Drop out)

VII. Đánh giá kết quả thử nghiệm

 

* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.

               - Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.

 

  • 1171
  • Zalo
    Maps
    Hotline
    0867776245