CÁC CÔNG TÁC BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ HẠ THẾ
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Thu thập tài liệu liên quan đến đối tượng:
- Tài liệu mô tả chi tiết, biên bản thí nghiệm xuất xưởng, định kỳ, đại tu. Các tài liệu này được nhận từ: nhà cấp hàng, chủ quản lý, chủ đầu tư, mình đang có.
- Tiêu chuẩn đánh giá đối tượng: tiêu chuẩn nhà san̉ xuất, tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn của nghành. Các tài liệu được lấy từ nhà cấp hàng, mình đang có.
- Xác định xem đối tượng có bao nhiêu hạng mục, Cần các thiết bị loại gì, các dụng cụ hổ trợ như: vật liệu vệ sinh đối tượng, dụng cụ tháo lắp đối tượng (cờle, các khoá (tiếp)) vv…
- Cần bao nhiêu nhân sự, trình độ chuyên môn.
II. CÔNG TÁC BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG:
a/ Chuẩn bị hiện trường:
- Nhận hiện trường công tác,
- Bố trí cồn, giẻ lau và các thiết bị cần thiết,
- Thực hiện các biện pháp an toàn: giăng dây, đặt rào chắn, treo các biển báo an toàn, cử người giám sát các người không có nhiệm vụ công tác.
b/ Tiến hành bảo dưỡng:
- Có thể thực hiện các hạng mục theo một trình tự nào đó hoặc tùy theo tình hình thiết bị thí nghiệm có không theo một trình tự nào.
- Xác định các thiết bị bất thường, thông báo cho người chỉ huy công việc.
- Khi bắt đầu tiến hành công việc cần thông báo cho người giám sát biết.
- Vệ sinh sạch các thiết bị, siết ốc các kết nối về điện và giá đỡ thiết bị.
- Ghi nhận các bất thường của các thiết bị
1. Tủ điện MSB hạ thế - Máy cắt ACB, MCCB:
- Scan nhiệt đầu cáp, busbar trước và sau khi bảo trì.
- Kiểm tra tổng quát tất cả các thiết bị trước và sau tủ.
- Làm sạch bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.
- Siết chặt các đầu nối cáp, busbar, thanh dẫn.
- Kiểm tra cách điện thanh busbar, phát hiện vị trí cách điện thấp.
- Kiểm tra thiết bị đóng ngắt, phần cách điện và khóa liên động.
- Kiểm tra rơ le bảo vệ bằng cách bơm dòng nhị thứ.
- Kiểm tra thông mạch cầu chì, đèn báo, nút nhấn.
- Scan nhiệt đầu cực ACB, MCCB trước và sau khi bảo trì.
- Kiểm tra tổng quát, làm sạch bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.
- Kiểm tra chức năng đóng cắt cơ, điện.
- Kiểm tra tình trạng tiếp điểm, độ mài mòn của các phần tử cố định và di động, làm sạch, tra mỡ cơ và mỡ tiếp xúc ở các bộ phận.
- Đo điện trở tiếp xúc và điện trở cách điện ở các cực máy cắt bằng thiết bị chuyên dụng megger.
- Kiểm tra khóa an toàn, đảm bảo vận hành chính xác.
2. Hệ thống tủ tụ bù:
- Kiểm tra bình tụ có bị phồng, nứt, chảy dầu…
- Kiểm tra khởi động từ cấp cho các bình tụ có bị nứt, vỡ, chạm chập…
- Kiểm tra các áp tô mát nguồn cho các bình tụ
- Kiểm tra phần nối đất.
- Kiểm tra tổng quát, làm sạch các khối tụ bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.
- Kiểm tra nhiệt độ bên ngoài và bên trong tủ.
- Kiểm tra bộ điều khiển tụ bù bằng phương pháp so lệch cosφ và bơm dòng nhị thứ.
- Đo giá trị điện dung tụ bù.
- Kiểm tra hoạt động của các contactor, MCCB điều khiển tụ bù.
- Làm sạch cáp và siết chặt các đầu nối cáp.
3. Máy phát:
- Kiểm tra các bộ phận cơ khí, chất lượng vệ sinh vv
- Đối tượng bảo dưỡng phải hợp bộ, có đầy đủ nhãn mác, ghi rõ đầy đủ thông số kỹ thuật của đối tượng như: Điện áp, dòng điện định mức, nhà sản xuất, thời gian sản xuất, công suất định mức…
4. Hệ thống lưu điện:
- Kiểm tra tổng quát tất cả các thiết bị trước và sau tủ.
- Làm sạch bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.
- Siết chặt các đầu nối cáp, busbar, thanh dẫn.
- Kiểm tra điện áp.
5. Hệ thống busway hạ thế:
- Kiểm tra Thanh cái, vỏ bao che, tiếp địa vỏ tủ.
6. Đo điện trở tiếp địa hệ thống:
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa trạm, điện trở các cọc tiếp điện, tăng cường nếu không đạt trị số theo quy định.
III. BÁO CÁO CÔNG TÁC:
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.