PHÉP XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH VÀ TỔ ĐẤU DÂY

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM
Holine:
0867776245 - 0932369799
PHÉP XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH VÀ TỔ ĐẤU DÂY
bài viết nổi bật
Ngày đăng: 17/12/2023 06:15 PM

PHÉP XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH VÀ TỔ ĐẤU DÂY

 

1/ Các định nghĩa:

- Cực tính là sự quy ước khi ta chọn một đầu của một cuộn dây làm cực tính thì một đầu nào đó của một cuộn dây còn lại sẽ có cùng cực tính.

- Cực tính cuộn dây có ý nghĩa tương đối. Hai cuộn dây (hay nhiều cuộn dây) có liên hệ hỗ cảm sẽ có khái niệm cực tính tương đối so với nhau: Các cuộn dây được gọi là “có cùng cực tính” (tương ứng với một cách qui ước tên gọi các đầu cực của chúng) khi vectơ điện áp cảm ứng trong từng cuộn dây đều “cùng phương cùng chiều”.

 

2/ Ý nghĩa:

- Làm cơ sở cho việc xác định tổ đấu dây của máy biến áp lực, chiều quay của động cơ điện 3 pha.

- Làm cơ sở cho việc đấu nối các cuộn dây phía thứ cấp của máy biến điện áp, máy biến dòng điện phuc̣ vụ cho công tác đo lường đo đếm, bảo vệ role.

 

3/ Phương pháp xác định cực tính cuộn dây:

- Sơ đồ thí nghiệm: gồm nguồn một chiều và một vôn kế chỉ không

Sơ đồ kiểm tra cực tính của dây:

a-b: Cuộn dây cấp xung

c-d: Cuộn dây đo cực tính xung

+: Xung dương

-: Xung âm

c

d

a

b

 

 

- Khi cho xung điện áp một chiều vào hai đầu cuộn dây và quy ước đầu cuộn dây được nối vào cực dương của nguồn điện là cực tính.

- Hai đầu của cuộn dây còn lại đươc nối với vôn kế chỉ không

- Khi ta bắt đầu cấp xung điện áp một chiều thì vôn kế chỉ không sẽ lệch về phía dương

- Đầu dây nào đươc nối với cực dương của vôn kế chỉ không được xem có cùng cực tính với đầu dây nối với cực dương của nguồn một chiều

- Trên hình vẽ khi ta đóng cầu dao và vôn kế chỉ không lệch về phía + thì đầu a và đầu c có cùng cực tính.

- Nếu đối tượng thí nghiệm là máy biến điện áp hay máy biến áp một pha và máy biến dòng điện thì áp dụng phương pháp này

- Nếu đối tượng là máy biến áp điện lực ba pha, máy biến điện áp ba pha thường sử dụng phương pháp xung một chiều ba trị số để xác định tổ đấu dây.

 

4/ Xác định tổ đấu dây biến áp điện lực ba pha, máy biến điện áp ba pha:

a/ Định nghĩa:

- Tổ đấu dây máy biến áp được xác định là chỉ số của véc tơ điện áp thứ cấp (như chỉ số giờ của kim giờ) khi cho véc tơ điện áp sơ cấp (là kim phút) đang chỉ vào số 12 trên mặt đồng hồ.

- Cần lưu ý các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp phải là các hệ thống véc tơ thứ tự thuận thì khái niệm tổ đấu dây mới có nghĩa (có như vậy, toàn bộ hệ thống véc tơ đều quay đồng bộ theo chiều dương "ngược chiều kim đồng hồ", góc lệch pha tương đối giữa các hệ thống véc tơ mới không đổi).

-  Tổ đấu dây máy biến áp là một thông số cấu trúc cơ bản, thể hiện góc lệch pha tương đối (gần đúng) giữa các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp.

b/ Ý nghĩa thông số tổ đấu dây:

- Là cơ sở áp dụng các sơ đồ thích hợp để tiến hành thí nghiệm các thông số của máy biến áp và áp dụng các công thức tính toán qui đổi kết quả thí nghiệm.

- Là một trong những điều kiện để xem xét và tính chọn phương án đấu nối vận hành song song máy biến áp.

- Tính toán bảo vệ rơ le.

- Phối hợp trong đấu nối sơ đồ mạch dòng thứ cấp của bảo vệ rơ le (nhất là bảo vệ so lệch dọc).

c/ Phương pháp xung một chiều ba trị số:

Nguyên tắc:

- Đưa dòng điện dưới dạng xung vào phía sơ cấp máy biến áp,  nối cầu đấu A và C đưa vào – “cực âm”,  đầu B nối với  + “cực dương”

- Cấp xung lần thứ nhất đồng thời đọc chiều lệch kim trên vôn mét chỉ không đang được mắc vào pha ab (cực + nối với a), ghi vào bảng.

- Cấp xung lần thứ hai đồng thời đọc chiều lệch kim trên vôn mét chỉ không đang được mắc vào pha bc (cực + nối với b), ghi vào bảng.

- Cấp xung lần thứ ba đồng thời đọc chiều lệch kim trên vôn mét chỉ không đang được mắc vào pha ac (cực + nối với a), ghi vào bảng.

- Quy ước vônmét chỉ không lệch về phía + thì ghi dấu +, phía – ghi dấu -, không lệch thì ghi 0

- Sau ba lần cấp xung thì tra bảng để xác định tổ đấu dây

 

Bảng 1: Cực tính xung một chiều ba trị số và tổ đấu dây tương ứng của máy biến áp

Tổ đấu dây

Cực tính xung điện áp cảm ứng khi có xung dương

a+ b-

b+ c-

a+ c-

1

-

+

+

2

0

+

+

3

+

+

+

4

+

0

+

5

+

-

+

6

+

-

0

7

+

-

-

8

0

-

-

9

-

-

-

10

-

0

-

11

-

+

-

12

-

+

0

 

5/ Xác định cực tính của cuộn dây động cơ ba pha:

a/ Khái niệm:

- Thứ tự pha của cuộn dây ba pha là quy ước các đầu dây của của động cơ điện ba pha khi ta đấu chúng với lưới điện ba pha thứ tự thuận thì động cơ sẽ quay theo chiều thuận (trục quay động cơ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía trục động cơ)

b/ Ý nghĩa:

- Làm cơ sở cho việc đấu nối các cuộn dây của động cơ phù hợp với điện áp làm việc của động cơ

c/ Phương pháp đo:

- Cách thực hiện tương tự chỉ cấp xung một lần và đo trên hai cuộn dây còn lại. Khi cấp xung vôn met chỉ không lệch trái

 

6/ Công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp, vỏ thiết bị phải được nối đất.

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống.

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm.

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo.

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn.

 

7/ Tiến hành đo và lấy số liệu:

 a/ Đo cực tính cuộn dây:

- Xác định các đối tượng đo với từng cặp cuộn dây phù hợp với lý lịch máy và yêu cầu kiểm tra của nhà chế tạo. Lần lượt tiến hành đo cực tính của tất cả các cặp cuộn dây cần đo theo hướng dẫn của thiết bị đo cực tính chuyên dụng hoặc đo cực tính xung điện áp cảm ứng khi có xung dương điện áp đặt vào đầu cuộn dây kia.

- Nếu trong cả hai quá trình đóng xung (xung dương) và cắt xung (xung âm), cực tính điện áp tại cuộn dây đo cực tính đều giống như cực tính xung đưa vào cuộn dây cấp xung thì hai cuộn dây là cùng cực tính và ngược lại.

- Cần so sánh đối chiếu ngay cực tính đo với cực tính cho trong lý lịch máy (nhãn máy) để kiểm tra kết quả của từng cặp cuộn dây,  kịp thời phát hiện các sai sót, các trường hợp bất THƯỜNG không phù hợp với nhãn máy.

b/ Kiểm tra tổ đấu dây của máy biến áp:

- Tiến hành đấu sơ đồ đo đối với từng cặp cuộn dây theo bảng, đo xung một chiều ba trị số, ghi lại các giá trị cực tính. Tra bảng để biết được tổ đấu dây tương ứng với tổ hợp cực tính đo được.

- Tiến hành kiểm tra tổ đấu dây theo chiều ngược lại, kết quả tổ hợp cực tính đo được cần phải đối xứng với tổ đấu dây đã xác định trong phép thử thuận qua chỉ số 12 (ví dụ: 1 đối xứng với 11, 2 đối xứng với 10, 3 đối xứng với 9, ...)

- Trong trường hợp phép đo thuận và nghịch có chỉ số tổ đấu dây không đối xứng qua chỉ số 12, cần phải xác định thứ tự tên pha và thứ tự pha của hai phía có trùng nhau hay không.

* Lưu ý: khi thực hiện phép kiểm tra ngược xung điện áp cảm ứng phụ thuôc̣ vào tỉ số biến, tỉ số biến càng lớn xung điện áp càng lớn có thể gây ra giật điện và cần chọn vôn kế thích hợp để đo.

 

 

  • 3839
  • Zalo
    Maps
    Hotline
    0867776245