CÁC CÔNG TÁC BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ CAO ÁP
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Thu thập tài liệu liên quan đến đối tượng:
- Tài liệu mô tả chi tiết, biên bản thí nghiệm xuất xưởng, định kỳ, đại tu. Các tài liệu này được nhận từ: nhà cấp hàng, chủ quản lý, chủ đầu tư, mình đang có.
- Tiêu chuẩn đánh giá đối tượng: tiêu chuẩn nhà san̉ xuất, tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn của nghành. Các tài liệu được lấy từ nhà cấp hàng, mình đang có.
- Xác định xem đối tượng có bao nhiêu hạng mục, Cần các thiết bị loại gì, các dụng cụ hổ trợ như: vật liệu vệ sinh đối tượng, dụng cụ tháo lắp đối tượng (cờle, các khoá (tiếp)) vv…
- Cần bao nhiêu nhân sự, trình độ chuyên môn.
II. CÔNG TÁC BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG:
a/ Chuẩn bị hiện trường:
- Nhận hiện trường công tác,
- Bố trí cồn, giẻ lau và các thiết bị cần thiết,
- Thực hiện các biện pháp an toàn: giăng dây, đặt rào chắn, treo các biển báo an toàn, cử người giám sát các người không có nhiệm vụ công tác.
b/ Tiến hành bảo dưỡng:
- Có thể thực hiện các hạng mục theo một trình tự nào đó hoặc tùy theo tình hình thiết bị thí nghiệm có không theo một trình tự nào.
- Xác định các thiết bị bất thường, thông báo cho người chỉ huy công việc.
- Khi bắt đầu tiến hành công việc cần thông báo cho người giám sát biết.
- Vệ sinh sạch các thiết bị, siết ốc các kết nối về điện và giá đỡ thiết bị.
- Ghi nhận các bất thường của các thiết bị
1. Bảo dưỡng máy biến áp lực:
Xem xét tình trạng bên ngoài:
- Sứ đầu vào: có bị nứt, bị vỡ
- Rơ le hơi: Phao có bị chìm, rỉ dầu
- Rơ le dòng dầu, rơ le áp lực
- Ống phòng nổ (rơ le phòng nổ)
- Bộ điều áp dưới tải, không tải
- Bộ chuyển nấc phân thế
- Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ
- Mức dầu trong máy biến áp, bộ điều áp
- Bộ hút ẩm silicagen của bộ điều áp dưới tải, Máy biến áp
- Các động cơ quạt mát (nếu có)
- Nối đất vỏ máy
- Cánh tản nhiệt, các tên pha...v.v.v
2. Bảo dưỡng máy biến điện áp:
- Tình trạng sứ đầu vào
- Tiếp địa thân máy
- Bình silicagen
- Các kí hiệu cuộn dây
- Nhãn máy
- Độ rò rỉ dầu
- Đối với TU một pha kiểu tụ kiểm tra thêm
+ Khối tụ chia áp
3. Bảo dưỡng máy biến dòng điện:
- Tình trạng sứ đầu vào
- Tiếp địa thân máy
- Bình silicagen
- Các kí hiệu cuộn dây
- Nhãn máy
- Độ rò rỉ dầu
4. Bảo dưỡng dao cách ly:
- Sứ đỡ
- Bộ truyền động có lắp đúng không
- Dao tiếp địa đi kèm
- Hoạt động của bộ tiếp điểm phụ
- Giá đỡ
- Tiếp địa
- Liên động cơ giữa dao tiếp địa và dao cách ly
- Các điện trở sấy
- Khi thao tác đóng cắt bằng cơ khí các lưỡi dao cách ly có đi hết hành trình, dao tiếp địa có tiếp xúc tốt không.
- Kiểm tra các cuộn điện từ dùng trong mạch liên động
- Đối với dao cách ly điều khiển bằng điện kiểm tra sơ đồ đấu dây điều khiển, động cơ điện, thử truyền động bằng điện, kiểm tra các tiếp điểm liên động hành trình. Kiểm tra truyền động ứng với điện áp điều khiển định mức và cực tiểu
5. Bảo dưỡng máy cắt:
- Tình trạng sứ
- Tủ truyền động
- Các chỉ thị
Đối với máy cắt khí SF:
- Đồng hồ chỉ thị áp lực khí
- Hệ thống phân phối khí
- Sự cân bằng của giá đỡ chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới hay khi cần thiết
- Kiểm tra áp áp lực khí bão dưỡng chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới
- Kiểm tra tiếp điểm cảnh báo áp lực khí cấp 1, cấp2 và quy về nhiệt độ tiêu chuẩn
- Kiểm tra hàm lượng ẩm của khí SF6
- Kiểm tra áp lực khí nạp
- Kiểm tra độ rò rỉ khí SF6 sau khi nạp bao nhiêu giờ theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới hay khi cần thiết
- Kiểm tra sơ đồ đấy dây có đúng với thiết kế của nhà chế tạo chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới hay khi cần thiết.
- Kiểm tra cách điện của mạch điều khiển, cuộn cắt cuộn đóng, mô tơ tích năng hoặc cuộn đóng điện từ Mêgôm 500V-1000, trị số không nhỏ hơn 1.0MΩ.
- Kiểm tra thời gian tích năng của lò xo ở điện áp định mức chỉ thực hiện trong thí nghiệm lắp mới.
- Đối với với máy cắt truyền động bằng khí nén (có áp lực) cần kiểm tra hệ thống khí nén
- Kiểm tra hoạt động đóng cắt bằng cơ khí
- Kiểm tra hoạt động đóng cắt bằng điện
- Kiểm tra hoạt động của mạch chống giã giò đi kèm trong tủ truyền động
- Kiểm tra hoạt động đóng cắt theo các chu trình: Cắt –Đóng, Đóng –Cắt, Cắt –Đóng- cắt
- Kiểm tra hoạt động của một số chức năng khác: sấy, các tiếp phụ của máy cắt v.v
- Xác định điện áp nhỏ nhất mà cuộn cắt, cuộn đóng vẫn làm việc được
- Máy cắt có nhiều cuộn đóng hoặc cuộn cắt cần phải kiểm tra ở tất các cuộn
6. Bảo dưỡng chống sét:
- Kiểm tra bề mặt sứ chống sét, nhãn chống sét, tiếp địa, bộ đếm sét
- Nguyên tắc cho xung dòng điện ngắn hạn chạy qua bộ đếm sét, bộ đếm sét sẽ đếm một đơn vị
- Có thể dùng tụ điện đã được nạp điện cho tụ điện này phóng điện qua bộ đếm sét
- Chú ý dòng điện phóng này không nên quá lớn so với dòng định mức của bộ đếm sét
7. Bảo dưỡng cáp lực cao thế:
- Kiểm tra vật liệu cách điện: cách điện là loại gì: dầu, giấy tẩm dầu, polyetylen khâu mạch (XLPE), vv.
8. Bảo dưỡng cầu chì cao thế:
Cầu chì cao thế bao gồm cầu chì ống và cầu chì tự rơi
- Sứ, ống chì, tiếp địa giá đỡ
- Dùng vạn năng kiểm tra sự liền mạch của ống chì (cầu chảy)
9. Bảo dưỡng tụ điện cao thế:
- Kiểm tra sứ cách điện, vỏ bao che, tiếp địa vỏ tụ
10. Bảo dưỡng cách điện, thanh cái:
- Kiểm tra bề mặt sứ, các kết cấu đi kèm
11. Bảo dưỡng máy phát điện đồng bộ:
- Kiểm tra các bộ phận cơ khí, chất lượng vệ sinh vv
12. Bảo dưỡng hệ thống điện trở nối đất (tiếp địa):
- Kiểm tra sự tiếp xúc giữa các thanh dẫn nối vỏ thiết bị đến hệ thống tiếp địa
- Kiểm tra sự thông mạch toàn hệ thống
- Kiểm tra đường kính lớn nhất của hệ thống tiếp địa
III. BÁO CÁO CÔNG TÁC:
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.