SÀO CÁCH ĐIỆN LÀ GÌ ? CẤU TẠO SÀO THAO TÁC ĐIỆN,
PHÂN LOẠI - QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH
Việc đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với điện luôn là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Vì thế, bên cạnh việc huấn luyện, hướng dẫn thực hiện các thao tác an toàn điện thì trang bị dụng cụ an toàn điện cũng hết sức cần thiết. Một trong những vật dụng đó, phải kể đến sào thao tác cách điện. Đây là vật dụng quan trọng, giúp đảm bảo sự an toàn cho những người công nhân đang trực tiếp làm việc với hệ thống điện.
I. SÀO THAO TÁC CÁCH ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Sào cách điện hay sào thao tác cách điện, sào cứu hộ điện (tiếng anh: Insulated Rescue Hook) là công cụ làm việc trực tiếp với nguồn điện hay cứu hộ nạn nhân gặp các tình huống điện giật, kéo nạn nhân ra khỏi khu vực nguyên hiểm một cách an toàn, tiện dụng.
- Chúng được sử dụng để giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nguồn điện năng có thể gây nguy hiểm đến người vận hành. Đồng thời, giúp con người có thể thao tác các chi tiết liên quan đến điện ngay cả khi ở khoảng cách xa.
- Sào thao tác cách điện là vật dụng, dụng cụ cách điện cần thiết và được sử dụng rộng rãi cho các công việc liên quan đến ngành điện lực đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động khi tham gia công tác liên quan đến điện.
1.1 Cấu tạo sào thao tác cách điện
Sào thao tác cách điện có cấu tạo gồm 3 phần chính: Phần làm việc, phần cách điện và phần tay cầm.
Phần làm việc: Cấu trúc phần làm việc cần đảm bảo có thể gắn chắc với các thiết bị và phần cách điện khi thao tác.
Phần cách điện: Đây là phần nằm giữa phần làm việc và tay cầm, cần được chế tạo bằng các vật liệu cách điện có tính chất cách điện và cơ học cao.
Phần tay cầm: Đảm bảo việc dễ dàng cầm nắm, để thao tác khi làm việc.
Bên cạnh đó, theo tiêu chuẩn an toàn, sào làm bằng ống cách điện phải đảm bảo không cho hơi ẩm và bụi lọt vào phía trong. Các chi tiết kim loại phải được chế tạo từ vật liệu không gỉ hoặc được bảo vệ bề mặt.
Cấu tạo và khối lượng của sào phải đảm bảo thuận lợi cho một người thao tác. Tại chỗ tiếp giáp giữa tay cầm với phần cách điện cần có vòng giới hạn bằng vật liệu cách điện. Đường kính ngoài của vòng giới hạn cần lớn hơn đường kính phần tay cầm không ít hơn 10mm.
1.2 Đặc điểm sào thao tác cách điện
• Được làm từ vật liệu nhựa cách điện có khả năng chịu được nhiệt độ cao
• Tay nắm bằng cao su cách điện. Móc treo ở đầu bằng thép không gỉ.
• Chốt đầu dẻo deo dai và tay cầm bằng nhựa EZGrip
• Sào được làm từ vật liệu nhựa Epoxy đặc biệc, cách điện
• Cần gạt thanh bên ngoài được chế tạo bằng sợi thủy tinh hình ống bọt xốp đóng kín theo tiêu chuẩn ASTM F711
II. PHÂN LOẠI SÀO THAO TÁC CÁCH ĐIỆN
2.1 Theo chức năng:
Sào cách điện thao tác
- Đây là loại sào được sử dụng trong các bước thao tác ngành điện. Với thiết kế đầu sào đặc biệt, người dùng không phải lại gần nguồn điện hay ổ điện mà vẫn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như đóng ngắt nguồn điện ở trên cao hoặc ở xa.
- Chất liệu sào thường bằng các vật liệu cách điện tốt và có độ bền cao như sợi thuỷ tinh. Những vật liệu này phải có tính cách điện và chống chịu được các tác động cơ học cũng như tác động ngoại lực, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.
- Một số sào thao tác điện còn thiết kế dạng súng với tay bắn phần đầu kẹp để có thể kéo dây điện. Thiết bị này thường được sử dụng trong sửa chữa các đường dây điện.
Sào tiếp địa
- Là sào đơn hoặc 3 sào riêng biệt, dùng để nối tiếp địa các thiết bị cách ly để phóng điện áp dư còn tồn tại trong thiết bị.
- Sào tiếp địa cũng có cấu tạo như sào thao tác cách điện, Phần đầu là móc bằng kim loại dẫn điện tốt có bu-loong kết nối với dây tiếp địa.
Sào cách điện cứu hộ
- Khác với sào thao tác, sào cứu hộ thực hiện nhiệm vụ kéo người bị thương hay các nạn nhân ra khỏi điểm có nguồn điện lớn.
- Với thiết kế phần đầu là hình móc câu, thường có đường kính từ 30-40cm cùng kết cấu kinh hoạt nên chúng có thể sử dụng trong nhiều không gian khác nhau như hầm mỏ, hầm điện…
2.2 Theo cấp điện áp:
Sào thao tác cách điện có những loại nào nếu phân theo lưới điện? Trên thực tế, có 3 loại lưới điện là hạ thế, trung thế và cao thế. Chính vì thế, cũng có 3 loại sào thao tác cách điện để đáp ứng nhu cầu làm việc nói trên là:
- Sào thao tác cách điện hạ thế: Đây là loại sào thao tác cách điện dùng trong các công trình dân dụng, công nghiệp, ngành điện lực,… Với điện áp làm việc đến 0.6/1kV. Thường có cấu tạo nhỏ và ngắn hơn so với hai loại còn lại.
- Sào thao tác cách điện trung thế: Đây là loại sào thao tác cách điện dùng trong các công trình nguồn điện trung thế. Cấp điện áp 1kV đến 35kV.
- Sào thao tác cách điện cao thế: Đây là loại sào thao tác cách điện dùng trong các công trình nguồn điện cao thế đảm bảo khoảng cách an toàn. Mức điện áp trên 35kV.
III. CÔNG DỤNG CỦA SÀO THAO TÁC CÁCH ĐIỆN
Sào thao tác cách điện là vật dụng thiết yếu khi làm việc tại khu vực điện nguy hiểm, không gian hạn chế, hầm, nơi gần tủ điện,...Sào thao tác cách điện giúp cứu hộ cho người gặp nạn ở nơi làm việc nào liên quan đến điện được dùng để kéo công nhân bị điện giật, hay ngắt nguồn điện tại khu vực nguy hiểm một cách an toàn.
IV. QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH SÀO CÁCH ĐIỆN
Sào cách điện có cấp điện áp trên 1.000V (01kV) là dụng cụ điện có yêu cầu bắt buộc kiểm định theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương.
4.1 Thời hạn kiểm định của Sào cách điện
Tương tự như các thiết bị, dụng cụ điện có cấp điện áp trên 1.000V khác quy định tại Thông tư, chu kỳ kiểm định của Sào cách điện khi:
• Kiểm định lần đầu: thực hiện kiểm định trước khi đưa vào sử dụng;
• Kiểm định định kỳ: thực hiện kiểm định trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ kiểm định tối đa không quá 36 tháng;
• Kiểm định bất thường: thực hiện kiểm định sau khi sửa chữa; hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4.2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
• TCVN 9628-1:2013 (IEC 60832-1:2010) Làm việc có điện – Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 1: Sào cách điện.
• QCVN QTĐ-5:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 5: Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;
4.3 Quy trình kiểm định
a. Kiểm tra bên ngoài;
b. Đo điện trở cách điện;
c. Kiểm tra độ bền của điện môi.
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.
Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị, dụng cụ điện, quý khách hàng liên hệ để được giải đáp hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM (ETSC)
Trụ sở: 48 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Phòng thử nghiệm: 30 đường 24, Phường Hiệp Bình Chánh, Tp.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Hotline: 0867.776.245 – 0932.369.799
Email: etsc.vn@gmail.com - Website: etsc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100071292259189