DÂY, CÁP ĐIỆN; CẤU TẠO, PHÂN LOẠI
QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH CÁP ĐIỆN
I/ KHÁI NIỆM VỀ DÂY, CÁP ĐIỆN
Dây và cáp điện là sản phẩm phục vụ rộng rãi cho các ngành kinh tên quốc dân, tiêu dùng của xã hội. Đồng hành cùng ngành điện lực, góp phần xây dựng các công trình, dự án điện .. Có thể nói dây, cáp điện là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống.
1.1 Khái niệm
1. Dây dẫn điện là gì?
- Dây dẫn điện gồm một hay vài lõi dẫn điện, có thể có hoặc không có lớp vỏ cách điện. Ta thường gọi là dây bọc hay dây trần.
- Dây dẫn điện là loại dây dẫn bao gồm 1 ruột kim loại dẫn điện bằng chất liệu đồng hoặc nhôm nằm trong một vỏ cách điện.
- Dây dẫn điện có thể có loại dây trần, dây có 1 lớp vỏ bọc hoặc 2 lớp vỏ bọc nhưng chỉ có duy nhất một lõi dẫn điện.
2. Dây cáp điện là gì?
- Dây cáp điện thì gồm các lõi dẫn điện (vẫn có cáp một lõi gọi là cáp đơn) có lớp vỏ cách điện và thêm các lớp vỏ bảo vệ nữa. Thường thì các lớp vỏ bảo vệ này nhằm tăng cường bảo vệ cáp chịu được các tác động bên ngoài như lực va chạm, nước, các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
- Dây cáp điện là loại dây dẫn tải dòng điện lớn, được cách điện bằng lớp bọc cao su lưu hóa hoặc chất nhựa PVC.
- Dây cáp điện được cấu tạo từ nhiều dây đơn nên có đặc điểm là mềm dẻo, thường dùng để làm đường dây tải chính trong các công trình xây dựng dân dụng, dùng làm dây điện công nghiệp.
Giống và khác nhau dây điện và cáp điện
3. Giống nhau:
Cấu tạo: dây điện, cáp điện có điểm chung đó là lõi dẫn điện được làm từ kim loại, lớp vỏ cách điện. Số lõi dẫn diện có thể là 1 hoặc nhiều lõi.
Công dụng: dùng để truyền tải điện hoặc để nối đầu các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp
4. Điểm khác nhau:
Dây dẫn điện thường được chia là 2 loại là dây trần và dây bọc. Dây gồm 1 lớp vỏ bọc, đôi khi là 2 lớp vỏ bọc nhưng chỉ có 1 lõi dẫn điện.
Dây cáp điện là loại dây có nhiều lớp bọc cách điện và bảo vệ để đảm bảo an toàn, chống lại những tác dụng cơ học và ảnh hưởng của môi trường. Dây cáp điện trừ lớp vỏ cách điện còn có thêm lớp vỏ bảo vệ nên nó sẽ lớn hơn dây điện thông thường và khi nhìn bạn sẽ cảm thấy nó như sợi cáp.
Dây dẫn điện thường được sử dụng khi nó được đảm bảo cách điện an toàn cho thiết bị và người dùng. Dây trần thì được treo trên cao. Dây điện có giá rẻ hơn cáp điện, dễ thi công khi kéo và đấu nối.
Dây cáp điện được sử dụng trong những trường hợp có yêu cầu cao hơn về cách điện an toàn. Do cáp được bọc thép và chịu va đập, nó có thể chống cháy nổ và tại những nơi có nhiệt độ cao.
Dây dẫn điện thường được sử dụng cho mục đích dân dụng thì dây cáp điện chủ yếu dùng để truyền tải các nguồn điện cao, truyền tín hiệu điều khiển.
1.2 Phân loại Dây điện và Cáp điện
1. Dây dẫn điện:
Dây điện được chia thành 6 loại chính dựa theo các đặc tính của lõi dẫn điện
• Dây đơn cứng (VC): là loại dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V
• Dây đơn mềm (VCm): là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn lại với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V
• Dây đôi mềm dẹt (VCmd): là loại dây có 2 ruột dẫn, mỗi rột gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.
• Dây đôi mềm xoắn (VCmx): là loại dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.
• Dây đôi mềm ô voan (VCmo): là dây bao gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn với nhau hoặc đặt song song. Bên ngoài là 1 lớp vỏ bọc bằng PVC. Cấp điện áp của nó là 250V,
2. Dây cáp điện:
a. Dây cáp điện có những loại nào?
Dưới đây là 4 cách phân loại dây cáp điện:
b. Cấu tạo của dây cáp điện:
Trên dây cáp điện thông thường sẽ có một trong các ký hiệu sau: CVV, CEV, CVE.
Trong đó C là Cu: Đồng, E chính là XLPE và V là nhựa PVC.
Các ký hiệu dựa trên thành phần cấu tạo của dây cáp điện:
– Cu: Đồng là lõi dẫn điện. Hoặc có thể là Nhôm: Al
– XLPE: làm lớp cách điện hoặc thay thế bằng nhựa PVC
– PVC: làm lớp cách điện và lớp vỏ bọc trong lớp vỏ bọc ngoài(có thể thay thế bằng nhựa PE) hoặc HPPE…
Ngoài ra, trong dây cáp điện còn có những thành phần cấu tạo sau:
– Chất độn: sợi polypropylene (viết tắt là sợi PP) độ bền cao.
– Băng quấn: băng không dệt.
– Giáp kim loại bảo vệ: DATA, DSTA, SWA …
c. Phân loại theo lưới điện:
Dây cáp điện có những loại nào nếu phân theo lưới điện? Trên thực tế, có 3 loại lưới điện là hạ thế, trung thế, và cao thế. Chính vì thế, cũng có 3 loại dây cáp điện để đáp ứng nhu cầu truyền tải điện năng nói trên là:
– Dây cáp điện hạ thế: vậy dây cáp điện hạ thế là gì? Đây là loại cáp điện dùng trong các công trình dân dụng, công nghiệp, ngành điện lực,… Với áp lực làm việc đến 0.6/1kV. Thường được nâng đỡ bằng hệ thống thang máng cáp.
– Dây cáp điện trung thế: được ứng dụng để truyền tải tín hiệu và truyền tải các nguồn điện cao. Cấp điện áp 1kV đến 35kV. (ở Việt Nam cáp điện áp 24kV sử dụng phổ biến nhất).
– Dây cáp điện cao thế: là loại dây trần gắn trên cột cao bằng những chuỗi cách điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Mức điện áp trên 35kV.
d. Phân loại theo cấu tạo cáp điện:
– Dây cáp điện 2 lõi: có 2 ruột dẫn bằng đồng, được dùng cho hệ thống truyền tải và phân phối hạ thế. (cấp điện cáp 0,6/1kV)
– Dây cáp điện 3 lõi: có 3 lõi dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm & lớp cách điện PVC hoặc XLPE, lớp bọc ngoài PVC. Là loại dây cáp được sử dụng rộng rãi trong nhà máy, công xưởng,…
– Dây cáp điện 4 lõi: dây cáp 4 lõi hay còn gọi là dây cáp điện 3 pha 4 lõi. Được làm chất liệu đống, cỏ bằng nhựa PVC.
e. Phân loại theo kích thước vỏ bọc:
Phân theo kích thước và hình dạng vỏ bọc, ta có các loại dây cáp điện như sau:
– Dây cáp điện vỏ bọc tròn
– Dây cáp điện dạng Oval
– Dây cáp điện Suping
1.3 Công dụng của dây điện và cáp điện:
Dây điện, cáp điện dùng đề truyền tải điện (hoặc tín hiệu điều khiển – cáp điều khiển) hay dùng để đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.
Kí hiệu:
Dây điện: trong thi công thường là dây đơn, 1 lớp cách điện. Ký hiệu : CV hoặc CE
Cáp điện: dây nhiều lõi, 1 lớp cách điện cho từng lõi và 1 lớp cho tổng. Kí hiệu CVV, CEV, CVE (C: đồng, E: XLPE, V: PVC)
Dây điện và cáp điện hiện nay được sử dụng rất nhiều bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được ứng dụng của hai loại dây này bởi không phải mọi công trình chỉ sử dụng nguyên dây điện hay nguyên cáp điện. Hầu hết các nước ở Châu Âu người ta sẽ sử dụng cáp điện, còn ở Việt Nam dây điện và cáp điện được sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì dây điện sẽ được dùng cho các thiết bị. Dây dẫn điện sẽ tiết kiệm chi phí tốt hơn, dễ thi công hơn. Còn khi yêu cầu cao hơn về cách điện an toàn thì người ta sẽ sử dụng cáp điện. Cáp điện sẽ được bọc thép với khả năng chịu cháy nổ, chịu lực, va đập và những nơi có nhiệt độ cao hơn.
Cáp điện lực với nhiều ưu điểm vượt trội được sử dụng rất phổ biến hiện nay
II. TÌM HIỂU VỀ DÂY CÁP NGẦM ĐIỆN LỰC
(Ở phần này tôi chỉ để cập đến cáp điện lực ≥ 1000V nên sẽ tiềm hiểu cáp này)
2.1 Khái niệm về dây cáp ngầm
Cũng giống như dây cáp thường, dây cáp ngầm dùng để dẫn tải dòng điện lớn, có cấu trúc ruột đồng được cách điện bằng vỏ PVC. Điểm khác biệt của cáp ngầm thường được chôn ngầm trong tường hoặc dưới nền đất. Ngoài ra, có lớp giáp kim loại bằng thép mạ kẽm bọc bên ngoài để bảo vệ cho cấu trúc bên trong tránh va đập và tác nhân bên ngoài. Cáp ngầm điện lực 2 lõi và 4 lõi được ứng dụng nhiều nhất.
2.2 Các loại cáp ngầm điện lực phổ biến
Cáp ngầm điện lực trung thế
Cáp ngầm trung thế được trang bị 2 lớp bán dẫn bên trong, có lớp cách điện và lớp màn chắn kim loại áp trực tiếp ở lớp bán dẫn bên ngoài. Dó đó cáp ngầm trung thế được ứng dụng trong môi trường có điện trường cao hơn.
Cáp ngầm trung thế thường được ứng là là loại 3 lõi hoặc 1 lõi. Với loại cáp ngầm trung thế 1 lõi thì có lớp áo giáp kim loại bảo vệ va đập được làm từ kim loại phi từ tính như nhôm/sợi nhôm.
Cấu tạo cáp ngầm trung thế gồm :
1 - Ruột dẫn được làm từ nguyên liệu đồng hoặc nhôm (nhưng phần lớn là sử dụng nguyên liệu đồng). Với quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất khác nhau thì chất lượng ruột dẫn khác nhau;
2 - Lớp bán dẫn;
3 - Lớp cách điện XLPE – Cross linked polyethylene có khả năng chịu được tác động cơ học, chịu được ở mức nhiệt cao 90 độ C hoặc cao su EPR;
4 - Lớp vỏ bảo vệ ngoài cùng có vật liệu chính là nhựa PE hoặc nhựa PVC.
5 - Lớp bán dẫn cách điện;
6 - Màng chắn kim loại, cáp ngầm trung thế sử dụng màn chắn kim loại phi từ tính, sử dụng lớp bằng đồng hoặc sợi đồng, vỏ chì theo quy chuẩn điện áp ở bên ngoài màn chắn này;
7 - Lớp bọc (còn được gọi là lớp phân cách), là nhựa PVC hoặc nhựa PE;
8 - Lớp bảo vệ được làm từ băng nhôm, sợi nhôm không bị nhiễm từ, có tác dụng chống va đập cơ học;
9 - Lớp vỏ bảo vệ ngoài cùng có vật liệu chính là nhựa PE hoặc nhựa PVC.
Cáp ngầm điện lực hạ thế
Cáp ngầm điện lực hạ thế được chôn ngầm dưới đất có cấp điện áp 0.6/1kV, cách điện XLPE và có vỏ bọc bên ngoài nhựa PVC. Ngoài ra, lớp giáp kim loại bằng thép mạ kẽm bọc bên ngoài để bảo vệ cho cấu trúc bên trong tránh va đập, tác nhân bên ngoài khi chôn xuống lòng đất. Cáp ngầm điện lực 2 lõi và 4 lõi được ứng dụng nhiều nhất. Dây cáp ngầm hạ thế được sử dụng cả trong dân dụng lẫn công nghiệp.
Cáp ngầm điện lực hạ thế có cấu tạo
Ruột dẫn bằng đồng; Lớp cách điện: XLPE; Lớp độn bằng PP hoặc PVC; Lớp bọc bên trong bằng PET hoặc ép đùn PVC; Giáp bảo vệ gồm 2 lớp giáp băng nhôm (DATA) hoặc 2 lớp giáp băng thép (DSTA); Có vỏ bọc bên ngoài PVC
2.3 Công dụng của cáp điện lực
Hệ thống dây cáp ngầm được ứng dụng phổ biến hiện nay. Việc đi dây cáp ngầm sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, dây cáp điện sẽ không bị chằng chịt trên tường gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Khi đi dây cáp ngầm cần sử dụng thêm ống dẫn ngầm hoặc có thể đi đi trực tiếp vào tường hoặc dưới lòng đất. Đi dây ngầm sẽ thực hiện cùng thời điểm thi công công trình xây dựng, xây dựng đến đây lắp dây cáp đến đó.
Đi dây cáp ngầm vừa tiết kiệm được diện tích không gian vừa tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Trong quá trình sử dụng sẽ hạn chế tối đa những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới đường dây cáp điện, an toàn, không hở điện hay chập cháy.
2.4 Phân loại cáp điện lực
Cáp điện lực thường chế tạo loại (1, 2, 3 , 4) lõi. Vật liệu chế tạo lõi cáp chủ yếu là đồng và nhôm, gồm có các loại cáp như sau:
1. Cáp chì là cáp có vỏ bảo vệ bằng chì để bảo vệ cho cách điện của cáp khỏi bị hỏng do nước, a xít xâm nhập vào.
2. Cáp cao su có vỏ bảo vệ cách điện bằng cao su.
3. Cáp dầu, cáp khí thường được chế tạo ở cấp điện áp Uđm =110 kV. Thông thường mỗi lõi cáp thường chế tạo có rãnh dầu hoặc khí để làm mát.
4. Cáp 4 lõi thường dùng trong mạng điện hạ áp có Uđm ≤ 1000 V. Ngoài ra hiện nay người ta dùng cáp vặn xoắn có nhiều tiện lợi trong xây lắp và sử dụng, đặc biệt là dùng trong thành phố vì đường dây không cần xà, sứ.
Các yêu cầu cơ bản của cáp điện lực:
• Không gây ra cháy, nổ khi làm việc bình thường.
• Không bị ảnh hưởng môi trường nơi đặt cáp như: ẩm ướt, bụi bẩn, hóa chất…
• Không bị ảnh hưởng của khí quyển như: mưa, gió, sấm sét, băng tuyết…
• An toàn cho người qua lại và nhân viên vận hành.
III- QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH CÁP ĐIỆN LỰC
Cáp điện có cấp điện áp trên 1.000V (01kV) là thiết bị điện có yêu cầu bắt buộc kiểm định theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương.
3.1 Thời hạn kiểm định của Cáp điện
Tương tự như các thiết bị, dụng cụ điện có cấp điện áp trên 1.000V khác quy định tại Thông tư, chu kỳ kiểm định của Cáp điện khi:
• Kiểm định lần đầu: thực hiện kiểm định trước khi đưa vào sử dụng;
• Kiểm định định kỳ: thực hiện kiểm định trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ kiểm định tối đa không quá 36 tháng;
• Kiểm định bất thường: thực hiện kiểm định sau khi sửa chữa; hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3.2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
• TCVN 5935-1:2013 Cáp điện có cách điện dạng đùn có điện áp danh định từ 1kV(Um=1,2kV) đến 30kV (Um=36kV) – Phần 1: Cáp dùng cho điện áp danh định bằng 1kV(Um=1,2kV) đến 3kV (Um=3,6kV);
• TCVN 5935-2:2013 Cáp điện có cách điện dạng đùn có điện áp danh định từ 1kV(Um=1,2kV) đến 30kV (Um=36kV) – Phần 2: Cáp dùng cho điện áp danh định từ 6kV(Um=7,2kV) đến 30kV (Um=36kV);
• TCVN 6447:1998: Cáp điện vặn xoắn cách điện bằng XLPE điện áp làm việc đến 0,6/1 kV;
• TCVN 6483:1999: Dây trần có sợi tròn xoắn thành các lớp đồng tâm dùng cho đường dây tải điện trên không;
• TCVN 6610:2007: Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V – Phần 2: Phương pháp thử;
• TCVN 6612:2007: Ruột dẫn cho cáp cách điện;
• IEC 60183:2015: Guidance for the selection of high-voltage A.C. cable systems;
• IEC 60502-1:2009: Power cables with extruded insulation and their accessories for rated voltages from 1 kV (Um = 1,2 kV) up to 30 kV (Um = 36 kV) - Part 1: Cables for rated voltages of 1 kV (Um = 1,2 kV);
• IEC 60502-2:2005: Power cables with extruded insulation and their accessories for rated voltages from 1 kV (Um = 1,2 kV) up to 30 kV (Um = 36 kV) - Part 2: Cables for rated voltages from 6 kV;
• IEC 61089:1991: Round wire concentric lay overhead electrical stranded conductors;
• QCVN QTĐ -5:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 5: Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;
3.3 Quy trình kiểm định
a. Kiểm tra bên ngoài;
b. Đo điện trở cách điện;
c. Kiểm tra độ bền của điện môi;
* Lưu ý: - Etsc tổng hợp các thông tin từ Internet và các nguồn có sẵn khác.
- Các tổ chức hay cá nhân có thể tham khảo các thông tin này. Tuy nhiên ETSC không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi khách hàng sử dụng thông tin này (mà chưa tự kiểm chứng) và/ hoặc có gây hại cho tổ chức cá nhân sử dụng.
Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị, dụng cụ điện, quý khách hàng liên hệ để được giải đáp hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM (ETSC)
Trụ sở: 48 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Phòng thử nghiệm: 30 đường 24, Phường Hiệp Bình Chánh, Tp.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Hotline: 0867.776.245 – 0932.369.799
Email: etsc.vn@gmail.com - Website: etsc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100071292259189