Thử nghiệm Thiết bị điện

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM
Holine:
0867776245 - 0932369799
Thử nghiệm Thiết bị điện
Ngày đăng: 28/02/2024 01:43 PM

QUY ĐỊNH VỀ THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN

Thí nghiệm điện là thuật ngữ được sử dụng trong ngành điện mô tả các hoạt động thí nghiệm, thử nghiệm đối với các thiết bị điện. Trong bài viết này ETSC sẽ cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và đẩy đủ về khái niệm, ý nghĩa cũng như các dịch vụ của ETSC hiện đang cung cấp.

Thông thường, các thiết bị điện trước khi đưa vào sử dụng đều cần phải thí nghiệm và kiểm định chặt chẽ để đảm bảo thiết bị, dụng cụ điện hoạt động tốt, không bị bất kì lỗi hay hư hại nào trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí, công tác kiểm tra lại thường bị bỏ qua hay chỉ thí nghiệm, kiểm định các thiết bị được cho là quan trọng và cần thiết nhất. Việc không thực hiện thí nghiệm và kiểm định một cách đầy đủ và cẩn thận trước khi đưa vào hoạt động, cũng như thử nghiệm định kỳ đều tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống như ngừng hoạt động đột ngột, hoạt động kém hoặc thậm chí có ngắn mạch dẫn đến các sự cố cung cấp điện.

 

I. THÍ NGHIỆM ĐIỆN LÀ GÌ?

Thí nghiệm điện là thuật ngữ được dùng trong ngành điện diễn tả hoạt động thử nghiệm, thí nghiệm, kiểm định đối với các thiết bị điện trong các hệ thống điện như nhà máy thủy điện , nhiệt điện , trạm biến áp …. Thí nghiệm thiết bị điện là hoạt động kiểm tra, đánh giá và đưa ra kết luận về chất lượng sản phẩm có được sản suất theo đúng tiêu chuẩn, quy định của ngành điện, có đủ điều kiện đưa vào vận hành hay không.

Thí nghiệm thiết bị điện đóng vai trò quan trọng trong công tác vận hành, sửa chữa thiết bị điện nhằm đảm bảo an toàn cho người khi làm việc trong môi trường điện năng.

 

II. QUY ĐỊNH VỀ THÍ NGHIỆM CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN:

Tất cả các hoạt động của thiết bị điện cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những sự cố ngoài ý muốn do thiết bị điện gây ra thường sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và gây thiệt hại lớn về tài sản. 

Các căn cứ pháp lý cho thí nghiệm thiết bị điện:

- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2016;

- Căn cứ Luật số: 28/2004/QH 11 – Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

- Căn cứ Luật số: 24/2012/QH13 – Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ xung, một số điều của Luật điện lực;

- Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối, có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 01 năm 2016

Điều 92 - Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối;

Điều 93 - Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối;

Điều 94 - Các trường hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện;

Điều 95 - Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối;

Điều 96 - Trình tự thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện;

Điều 97 - Trình tự thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối;

Điều 98 - Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm;

- Căn cứ CV 3075/EVN/KTLĐ ngày 14 tháng 07 năm 2003 Quy định thời hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết bị của Tổng công ty điện lực Việt Nam.

 

III. VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI THÍ NGHIỆM ĐIỆN?

3.1 Để biết được tình trạng chất lượng của các thiết bị điện:

Các thiết bị trên lưới điện qua thời gian, lớp cách điện sẽ bị già hóa, chất lượng vật liệu điện cũng bị suy giảm. Vì thế nếu được thí nghiệm, kiểm định thường xuyên thì nhà quản lý vận hành có thể biết được liệu các thiết bị này chất lượng có còn tốt hay không.

 

3.2 Để đảm bảo tính minh bạch cho các thiết bị điện:

Trong trường hợp chẳng may xảy ra sự cố, hư hỏng, các thiết bị điện cũng cần phải được thí nghiệm kiểm định để xác định mức độ hư hỏng và nguyên nhân chính xác xảy ra sự cố.

 

3.3 Để tránh được tổn thất trong quá trình sản xuất:

Nếu các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị quan trọng và có giá trị lớn như máy biến áp, được thí nghiệm, kiểm định thường xuyên, chúng ta có thể sớm phát hiện ra nguyên nhân gây hư hỏng, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng hư hỏng hoàn toàn, phải tốn kém chi phí sửa chữa mua sắm, cũng như tránh tổn thất cho nhà máy, xí nghiệp điển hình là việc phải ngưng lại các hoạt động sản xuất khi có một thiết bị nào đó bị hư hỏng.

 

3.4 Để tránh tình trạng rơle không hoạt động, gây hỏng hóc các thiết bị:

Các rơle bảo vệ những thiết bị quan trọng trong hệ thống nên nó cũng cần được thí nghiệm định kỳ để đảm bảo tính chính xác, kịp thời cô lập thiết bị khi có sự cố, tránh tình trạng sự cố kéo dài do Rơle bảo vệ không hoạt động làm hư hỏng các thiết bị.

 

3.5 Để tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn điện:

Theo quy định từ Bộ Công Thương, tất cả các đơn vị có sử dụng hoặc mua bán điện bắt buộc phải thử nghiệm và kiểm định các thiết bị điện, dụng cụ điện theo nghị định 107/2016/NĐ-CP (Thông tư số 39/2015/TT-BCT) định kỳ tối đa không quá 36 tháng để đảm bảo sự an toàn cao nhất.

 

3.6 Đảm bảo an toàn điện đối với người lao động:

Điều quan trọng hơn hết, việc thí nghiệm thường xuyên giúp hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Từ đó, giúp người lao động an toàn, yên tâm sản xuất vận hành trong các công trình lớn.

 

IV. CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Một hệ thống điện cơ bản sẽ bao gồm các thiết dụng, dụng cụ điện như:

4.1 Chống sét van:

Chống sét VAN

- Chống sét van trong các thiết bị chống sét là gì khi được lắp đặt song song với các thiết bị điện cần được bảo vệ. Khi có dòng điện cao áp chạy qua do sét đánh; dòng điện sẽ được chuyển hướng đến bộ chống sét và truyền xuống đất giảm tải điện cho hệ thống.

- Chống sét van bảo vệ chính chống quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm, lắp trên các thanh cái, lắp trên các đầu cực máy biến thế  . . .

 

4.2 Máy điện quay:

Máy điện quay

- Máy điện là thiết bị điện từ, có nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, cấu tạo gồm có mạch điện và mạch từ và có chức năng biến đổi cơ năng thành điện năng hoặc ngược lại hoặc biến đổi thông số điện năng như biến đổi điện áp, dòng điện, tần số, góc pha...

 

4.3 Máy biến áp:

 

Máy biến áp

- Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.

 

4.4 Máy biến điện áp TU:

 

Máy biến điện áp TU

- Máy biến điện áp TU là thiết bị dùng để biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp thích hợp xoay chiều cho các mạch đo lường hoặc cung cấp cho mạch bảo vệ rơ le.

 

4.5 Máy biến dòng điện TI:

Máy biến dòng điện TI

- Máy biến dòng điện TI là thiết bị đo dòng với cấu tạo gồm nhiều vòng dây được cuộc trên một khung sắt từ. Nhiệm vụ của máy là biến đổi dòng điện lớn trực tiếp chạy qua tải, mạch động lực theo một hệ số nhất định.

 

4.6 Máy cắt điện:

Máy cắt điện

- Máy cắt điện dùng để đóng, cắt mạch khi có dòng phụ tải và cả khi có dòng ngắn mạch. Máy ngắt cao áp là cơ cấu đóng mở cơ khí có khả năng đóng, dẫn liên tục và cắt dòng điện trong điều kiện bình thường và cả trong thời gian giới hạn khi xảy ra điều kiện bất thường trong mạch (ví dụ như ngắn mạch). Máy cắt được sử dụng để đóng mở đường dây trên không, các nhánh cáp, máy biến áp, cuộn kháng điện và tụ điện. Chúng cũng được sử dụng cho thanh góp, sao cho điện năng có thể được truyền từ một thanh góp này sang một thanh góp khác.

 

4.7 Dao cách ly:

 

Dao cách ly

- Dao cách ly là khí cụ điện dung để đóng cắt mạch điện không có dòng điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng điện định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách cách điện an toàn.

 

4.8 Dao tiếp địa:

Dao tiếp địa

- Dao nối đất/Dao tiếp địa là một thiết bị dùng để cắt nguồn điện nếu như phát hiện ra dòng điện rò rỉ xuống đất.

 

4.9 Thanh cái:

Thanh cái

- Thanh cái là từ ngữ qui ước trong ngành điện để chỉ phần dây dẫn (hay thanh dẫn) đặt ngoài trời trong các TBA từ 35kV đến 500kV (22kV trở xuống thường dùng các tủ phân phối trọn bộ – nhưng cũng có người gọi các thanh dẫn cứng trong các tủ 22kV, 380V là thanh cái tùy theo số lượng các thiết bị đấu nối vào đó) có nhiệm vụ chính để đấu nối với các phần tử trong hệ thống điện như: đường dây, máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, biến điện áp, biến dòng, …

 
4.10 Sứ:

Sứ cao thế

- Sứ cách điện dùng với mục đích là tạo khoảng cách an toàn, cố định đường dây giữa nhiều loại dây truyền tải trên hệ thống dây dẫn, tạo khoảng cách giữa dây dẫn với thân cột hoặc các dây truyền tải với nhau. Sử dụng sứ cách điện trong hệ thống máy biến áp, lưới điện truyền dẫn để hạn chế rủi ro chạm mạch, cháy nổ xảy ra.

 

4.11 Cầu chì:


Cầu chì

- FCO là từ viết tắt của Fuse Cutout hay Cut – out fuse. Đây là cầu chì tự rơi, nó là thiết bị bảo vệ cho mạng trung thế, được phối hợp giữa một cầu chì và dao cắt, được sử dụng ở các đường dây trên không và các nhánh rẽ nhằm bảo vệ các trạm biến áp hay mạng điện khỏi sự cố quá tải.

- FCO kết hợp với một dây chì được mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện, thiết bị sẽ được lắp đặt ngay sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận khác của mạch điện để bảo vệ mạng điện.


4.12 Tụ điện:

Tụ điện

Công dụng của tụ bù cao thế:

- Cung cấp công suất phản kháng Q cho lưới điện, nhờ đó nâng cao hệ số công suất Cosφ trên lưới , dẫn đến giảm tổn thất điện năng trên lưới.

- Góp phần điều chỉnh điện áp và ổn định điện áp cho mạng điện.

 

4.13. Cáp lực

Cáp lực

- Cáp điện lực gồm các lõi dẫn điện có lớp vỏ cách điện, vỏ bảo vệ để tăng cường bảo vệ cáp chịu được các tác động bên ngoài như lực va chạm, nước, tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Mục đích sử dụng cáp điện lực để truyền tải điện, đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.

 

4.14 Rơ le bảo vệ:

Rơ le bảo vệ

- Các rơle bảo vệ là các thiết bị được thiết kế để gửi tín hiệu cắt máy cắt khi trong lưới điện có một lỗi/sự cố nào đó được phát hiện. 

Đối với rơ le bảo vệ:

 
4.15 Hệ thống mạch điều khiển:

Hệ thống mạch điều khiển TBA

- Hệ thống điều khiển trạm biến áp được lắp đặt nhằm giám sát, điều khiển và bảo vệ các thiết bị nhất thứ trong trạm, đảm bảo trạm biến áp được vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn. Cấu trúc của một hệ thống điều khiển bao gồm lớp tương tác với thiết bị nhất thứ, lớp thiết bị điều khiển - bảo vệ và lớp trung tâm điều khiển.

 

4.16 Hệ thống tiếp địa:

Sơ đồ điện trở nối đất trạm biến áp

- Hệ thống tiếp đất còn được gọi là điện trở tiếp địa. Đây là hệ thống vô cùng quan trọng dùng để nối đất các thiết bị điện, là điện trở của dòng điện đi từ thiết bị nối đất vào đất rồi truyền sang vật nối khác hoặc lan truyền ra xa. Nó được tính theo dạng lập phương với kích thước chính là bằng thể tích 1m3.

 

V. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA NẾU KHÔNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

Đối với máy biến áp:

Trường hợp cách điện của các thành phần mang điện trong máy biến áp kém có thể dẫn đến việc máy biến áp ồn, nóng hoặc nghiêm trọng hơn phóng điện giữa các cuộn dây gây ra các cố máy biến áp như: cháy nổ, ngừng hoạt động,…

Hoặc điện trở 1 chiều của các cuộn dây bị chạm chập, tỷ số biến áp không đồng đều có thể gây ra việc điện áp không đồng đều trên các pha tạo ra những thành phần xấu làm ảnh hưởng đến lưới điện quốc gia…

Đối với máy cắt điện:

Các thành phần mang điện bên trong máy bị cách điện kém có thể gây ra chạm chập trong máy cắt điện dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng.

Thời gian đóng cắt không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật có thể dẫn đến việc không loại trừ kịp thời sự cố, gây hư hỏng thiết bị.

Điện trở tiếp xúc không đạt tiêu chuẩn duy trì trong một thời gian dài có thể sẽ làm điểm tiếp xúc trong máy cắt nóng, phát nhiệt, nghiêm trọng hơn có thể gây cháy nổ,…

Đối với dao cách ly:

Vấn đề cách điện giữa thành phần mang điện với vỏ nối đất của dao cách ly không được đảm bảo an toàn có thể gây ra chạm chập, phóng điện gây hư hỏng thiết bị,…

Rủi ro về điện trở tiếp xúc không đạt tiêu chuẩn duy trì trong một thời gian dài có thể sẽ làm điểm tiếp xúc của hai má dao nóng, phát nhiệt, nghiêm trọng hơn có thể gây cháy nổ,…

Đối với dao tiếp địa:

Điện trở tiếp xúc giữa dao cách ly và dao tiếp địa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật có thể dẫn đến việc không đưa được dòng điện rò xuống đất gây nguy hiểm cho người vận hành, bảo trì, sửa chữa.

Đối với máy biến điện áp TU và máy biến dòng điện TI:

Tương tự như máy biến áp, nếu cách điện của các thành phần mang điện bên trong máy biến điện áp và máy biến dòng điện không được đảm bảo an toàn có thể gây ra chạm chập trong máy biến điện áp và máy biến dòng điện, gây hỏng hóc và cháy nổ…

Đồng thời nếu điện trở 1 chiều của các cuộn dây bị chạm chập, tỷ số biến áp không đồng đều có thể gây ra việc đo lường các thông số của lưới điện bị sai và có thể làm cho hệ thống bảo vệ tác động nhầm gây gián đoạn trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống bảo vệ tác động không đúng thiết kế làm hư hỏng thiết bị cần được bảo vệ,…

Đối với rơ le bảo vệ:

Việc rơ le bảo vệ không tác động đúng theo như thiết kế sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra sự cố như cháy nổ, hư hỏng thiết bị và hệ thống điện của chúng ta.

Do vậy, để có thể phòng ngừa và phát hiện được các rủi ro về hư hỏng, chập mạch của các thiết bị cần thực hiện việc thí nghiệm và kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào hệ thống hoạt động. Ngoài ra, các thiết bị cũng cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên và định kì để có thể phát hiện kịp thời hư hỏng và sửa chữa, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả cũng như giúp tăng tuổi thọ các thiết bị.

 

VI. CÁC DỊCH VỤ THÍ NGHIỆM ĐIỆN ETSC CUNG CẤP

6.1 Quy định chung:

- Việc thí nghiệm các thiết bị điện được thực hiện bởi tổ chức được cấp phép bởi Bộ Công thương và Bộ Khoa Học và Công Nghệ.

- Nội dung quy trình thử nghiệm do tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình thử nghiệm cho từng loại thiết bị trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn ngành và quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo.

- Kết thúc thử nghiệm, những thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem thử nghiệm ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường.

 

6.2 Dịch vụ thử nghiệm thiết bị điện ETSC cung cấp:

- ETSC là đơn vị được cấp phép hoạt động thử nghiệm bởi Bộ Công Thương theo giấy chứng nhận số: 3573/GCN-BCT, với phạm vi thí nghiệm các thiết bị điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo danh mục sau:

+ Thử nghiệm Máy điện quay  – TN/QT-4

+ Thử nghiệm Máy biến áp – TN/QT-10

+ Thử nghiệm Dầu cách điện – TN/QT-5

+ Thử nghiệm Máy biến dòng điện – TN/QT-8

+ Thử nghiệm Máy biến điện áp – TN/QT-9

+ Thử nghiệm Máy cắt điện cao áp – TN/QT-11

+ Thử nghiệm Dao cách ly, dao tiếp địa cao áp – TN/QT-12

+ Thử nghiệm Cáp điện lực – TN/QT-20

+ Thử nghiệm Rơ le quá dòng điện – TN/QT-13

+ Thử nghiệm Rơ le bảo vệ điện áp – TN/QT-6

+ Thử nghiệm Rơ le bảo vệ tần số – TN/QT-15

+ Thử nghiệm Rơ le công suất – TN/QT-7

+ Thử nghiệm Rơ le so lệch dòng điện – TN/QT-14

+ Thử nghiệm Chống sét van – TN/QT-21

+ Thử nghiệm Cầu chì – TN/QT-24

+ Thử nghiệm Sứ – TN/QT-25

+ Thử nghiệm Tụ điện – TN/QT-26

+ Thử nghiệm Máy cắt hạ thế – TN/QT-22

+ Thử nghiệm Contactor – TN/QT-23

+ Thử nghiệm Hệ thống nối đất – TN/QT-3

+ Thử nghiệm Thảm cách điện – TN/QT-19

+ Thử nghiệm Ủng cách điện – TN/QT-17

+ Thử nghiệm Găng tay cách điện – TN/QT-16

+ Thử nghiệm Module quang điện I-V – TN/QT-28

+ Thử nghiệm Chất lượng điện năng – TN/QT-27

 

VII. DÁN TEM THỬ NGHIỆM

- Sau khi kết thúc thử nghiệm và thiết bị đạt yêu cầu theo quy chuẩn, đơn vị kiểm định thực hiện dán tem kiểm định và cấp Giấy chứng nhận thử nghiệm theo mẫu.

 

VIII. CHU KÌ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN

8.1 Thí nghiệm mới: là thí nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện, các công trình điện chuẩn bị đưa vào vận hành lần đầu trước khi đóng điện nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

 

8.2 Thí nghiệm định kỳ: là thí nghiệm thiết bị điện sau một khoảng thời gian vận hành theo quy định nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của thiết bị điện suy giảm.

 

8.3 Thí nghiệm sau sửa chữa: là thí nghiệm thiết bị điện sau khi được sửa chữa nhằm đánh giá chất lượng của thiết bị điện để đảm bảo đã khắc phục xong sự cố và thiết bị sẵn sàng vận hành trở lại.

 

- ETSC với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hoàn tất và đội ngũ kiểm định viên/ thử nghiệm viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm có thể thực hiện Thử nghiệm thiết bị điện ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam với thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí hợp lý nhất.

 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm thiết bị, dụng cụ điện, quý khách hàng liên hệ, để được giải đáp hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM (ETSC)

 Trụ sở: 48 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.

 PHÒNG THỬ NGHIỆM: 30 đường 24, Phường Hiệp Bình Chánh, Tp.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

 Hotline: 0867.776.245 – 0932.369.799

 Email: etsc.vn@gmail.com ;  Website: etsc.vn

 Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100071292259189

 

  • 6547
  • Zalo
    Maps
    Hotline
    0867776245